Công tác thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.



admin

* diễn đàn SEO Rao Vặt, SEO Bất Động Sản Online Việt Nam
* Cong ty cửa tự động tại Tp HCM
* Cong ty cổng tự động tại Tp HCM
* Phân phối,lắp đặt cổng trượt tự động BFT
* Thi công cửa cổng tự động nhập khẩu chính hãng
* Chuyên cửa bệnh viện Nabco - Nhật Bản
* Báo giá Trọn gói Thi công Cửa Tự Động
* Chuanmen Froum Diễn Đàn Marketing Online Việt Nam | Nơi Chia Sẻ Kiến Thức SEO
* Okmen Diễn Đàn SEO Online Việt Nam Luôn Luôn Chia Sẻ

Thảo luận trong 'Nội Thất - Ngoại Thất - Xây Dựng' bắt đầu bởi songnam0909, 26/7/18.

  1. songnam0909
    Offline

    songnam0909 admin

    (Công ty cong tu dong hcm - https://baophuc.vn)
    Thẩm tra thiết kế là một bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, góp phần đảm bảo chất lượng của đồ án thiết kế, khắc phục các sai sót có thể có của tư vấn thiết kế, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, làm tăng mức độ tin cậy của đồ án thiết kế.

    Công tác thẩm tra thiết kế xây dựng công trình là công tác bắt buột được nhà nước quy định cụ thể trong các Thông tư, Nghị định, và các Luật liên quan đến quy trình quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Việt Nam.

    ============
    Song Nam - là đơn vị chuyên tư vấn thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc như: đô thị, tòa nhà cao tầng, nhà phố, villa biệt thự, cao ốc văn phòng, nhà xưởng, resort, khách sạn,vv..
    Thiết kế kiến trúc, kết cấu, M&E tối ưu. Xin phép xây dựng nhanh chóng

    Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam
    - Hotline : 01269 861 168
    Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM - Tel: + (84.28) 3848 4995
    Email: ngqduan@songnam.net hoặc songnam09@gmail.com
    Web: songnam.net
     

    Nguồn: batdongsan24h.edu.vn
  2. songnam0909
    Offline

    songnam0909 admin

    Dù là nhà ở hay văn phòng công ty những biểu tượng phong thủy về tiền tài thường được đặt ở góc tài lộc của căn phòng, nhằm cầu tiền tài, may mắn sẽ đến với chủ nhà.

    Góc tài lộc được xác định là góc nằm phía tay trái của bạn tính từ cửa trước khi ta bước vào. Mặt khác người ta thường đặt những vật phẩm phong thủy – biểu tượng của tiền bạc đó là:

    1. Chuông gió

    [​IMG]

    Chuông gió được sử dụng để hút dòng chảy tiền bạc vào nhà. Cách sử dụng hiệu quả nhất với chuông gió là số 9, có thể là 9cm, hoặc 9 sợi dây ruy băng đỏ. Chiếc chuông gió có sức mạnh nhất là những chiếc có 6 thanh và làm bằng kim loại.

    Chuông gió được treo ở vị trí tài lộc của ngôi nhà hoặc văn phòng. Cũng đừng quên để tiếng chuông gió được vang lên thường xuyên.

    2. Nước


    [​IMG]

    Sự di chuyển của nước trong phong thủy nghĩa là sự di chuyển của tiền về phía bạn. Do vậy, hãy đặt một đài phun nước hoặc thác nước trong nhà ở góc tài lộc hoặc đài phun nước ngoài trời ở vị trí gần cửa chính. Tùy theo diện tích, bạn có thể chọn một chiếc đài phun nước nhỏ hay lớn.

    3. Đồng tiền xu

    Treo những đồng tiền chéo nhau và kết nối chúng bằng một sợi dây màu đỏ, sau đó treo lên các cửa ra vào. Dùng 9 hoặc 6 đồng tiền xu cho cửa chính và những cửa còn lại thì treo số lượng ít hơn. Phong thủy cho rằng, làm như vậy sẽ giúp giữ được năng lượng tiền bạc trong nhà.

    [​IMG]

    Phong thủy cũng cho rằng việc giữ lại tiền dưới mọi hình thức như sổ séc, sổ tiết kiệm, thẻ ngân hàng, vv… trong một chiếc hộp phong thủy có màu tím hoặc màu vàng thật đẹp sẽ giúp bạn giữ được tiền.

    Ngoài ra, bạn hãy đặt 9 đồng xu thật sáng bóng tại góc tài lộc, và hãy tưởng tượng rằng “những hạt giống” này đang sinh sôi và phát triển.

    Khi nhận tiền lương, trước khi đưa vào sử dụng, bạn nên giữ một lúc ở góc này. Và những đồng tiền lẻ cũng đừng quên giữ trong một chiếc bát màu tím hoặc vàng ở góc thịnh vượng. Nó không chỉ là một ý nghĩa về phong thủy, mà còn là vật trang trí cho góc nhà của bạn nữa.

    4. Ông thần tài

    [​IMG]

    Ông thần tài được sử dụng nhằm mục đích cầu phước lành cho gia chủ. Vị trí thíc hợp nhất cho tượng Thần tài đó là đối diện với cửa trước. Dù bức tượng lớn hay nhỏ, nó đều có sức mạnh đáng kể đối với tiền tài của gia đình bạn.

    5. Đá quý và đá phong thủy

    Đá quý và đá phong thủy là biểu tượng của giàu sang, phú quý. Bạn nên giữ kim cương hay đồ trang sức bằng đá quý vào một chiếc hộp có màu tím hoặc màu vàng trong góc tài lộc của phòng ngủ. Phía trên chiếc hộp nên đặt chuông gió. Trong phong thủy, điều này có nghĩa là sự sang trọng, giàu có sẽ bị hút vào cuộc sống của bạn.

    [​IMG]

    Thạch anh tím có màu sắc rất đẹp, vừa dùng trang trí, vừa là biểu tượng của phú quý. Nếu tình hình tài chính gia đình bạn không mấy ổn định, hay bạn thường xuyên phải suy nghĩ về nó, hãy đặt những vật nặng như đá tròn hay tượng ở góc tài lộc.

    6. Trái cây, ngũ cốc

    Trái cây và ngũ cốc có ý nghĩa mang lại sự no đủ trong phong thủy. Những bát hoa quả tràn trề, hay cây sai trĩu quả là những vật phẩm phong thủy thường được sử dụng.


    [​IMG]

    Người ta thường xếp 9 quả cam hay mận, được đặt trong một chiếc bát màu vàng, hay những chùm nho đỏ, dứa tươi và chuối được xếp đầy trong khay, hoặc cũng có thể treo tranh vụ mùa bội thu, vv… Đây là những biểu tượng phong thủy mang lại sự no đủ về vật chất, bạn nên đặt vào góc tài lộc.

    7. Tre may mắn

    [​IMG]

    Để tăng sự may mắn, thành công về tiền bạc, hãy đặt 9 thân tre trong chiếc bình màu tím. Chiếc bình này phải có thân to hơn miệng, với ý nghĩa là giữ của.

    8. Ếch may mắn[​IMG]

    Tượng ếch có ý nghĩa thu hút và bảo vệ tiền bạc. Chúng thường được đặt đối diện với cửa trước và nghiêng một góc 45 độ.

    9. Những loại cây lá tròn

    [​IMG]

    Cây lá tròn giúp tái tạo dòng năng lượng và kích thích phát triển dòng chảy của tiền. Bạn hãy nhớ là luôn giữ cho cây được khỏe mạnh và không được ngập quá nhiều nước. Những cây lá tròn này sẽ được đặt trong chậu màu tím là tốt nhất, và nó còn giúp làm đẹp cho góc tài lộc của nhà bạn đấy.

    10. Bể cá cảnh

    [​IMG]

    Cá là biểu tượng sức mạnh của tiền bạc và sự thịnh vượng. Bể cá cảnh đặt ở phía Đông Nam, gần cửa chính, hoặc lối vào khu vực kinh doanh rất tốt lành, bởi nó không chỉ là một biểu tượng phong thủy thu hút tiền bạc mà còn là sự cân bằng của 5 yếu tố cơ bản trong phong thủy: Mộc (cây trong bể cá), Kim (cấu trúc bể cá), Thủy (nước), Hỏa (màu sắc của cá như vàng, đỏ, hoặc chiếu sáng của bể).
     

    Nguồn: batdongsan24h.edu.vn
  3. songnam0909
    Offline

    songnam0909 admin

    Nhà nước khuyến khích xây dựng, phát triển và đánh giá, chứng nhận công trình hiệu quả năng lượng, công trình tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh...

    Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, thay thế Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Nghị định 42/2017/NĐ-CP; Điều 1, Điều 4, từ Phụ lục I-IX Nghị định 100/2018/NĐ-CP.

    Nghị định số 15/2021/NĐ-CP nêu rõ, khi đầu tư xây dựng công trình phải có giải pháp kỹ thuật và biện pháp quản lý nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.

    [​IMG]

    Nhà nước khuyến khích xây dựng, phát triển và đánh giá, chứng nhận công trình hiệu quả năng lượng, công trình tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh.

    Khuyến khích áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM), giải pháp công nghệ số trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình. Người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng BIM, giải pháp công nghệ số khi quyết định dự án đầu tư xây dựng.

    Quy định về áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài

    Nghị định số 15/2021/NĐ-CP nêu rõ quy định về áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài (gọi chung là tiêu chuẩn nước ngoài); tiêu chuẩn cơ sở; vật liệu và công nghệ mới trong hoạt động xây dựng.

    Theo đó, việc lựa chọn, áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn cơ sở phải tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan.

    Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, trong thuyết minh thiết kế xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có), phải có đánh giá về tính tương thích, đồng bộ và sự tuân thủ với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và ưu tiên sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi.

    Khi áp dụng tiêu chuẩn cơ sở thì phải có thuyết minh về sự tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tính tương thích, đồng bộ với các tiêu chuẩn có liên quan. Việc công bố các tiêu chuẩn cơ sở phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy trình được quy định tại các pháp luật khác có liên quan.

    Việc sử dụng vật liệu, công nghệ mới lần đầu được áp dụng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tương thích với các tiêu chuẩn có liên quan; đảm bảo tính khả thi, sự bền vững, an toàn và hiệu quả.
     

    Nguồn: batdongsan24h.edu.vn
  4. songnam0909
    Offline

    songnam0909 admin

    Ngay sau khi xảy ra sự cố sập sàn thép đỡ các cục nóng điều hòa tại toà nhà hỗn hợp văn phòng, dịch vụ, thương mại, khách sạn và nhà ở (An Bình Plaza) tại Phường Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội vào ngày 27/4/2021; Báo điện tử Xây dựng đã trao đổi với các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây dựng để tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra giải pháp khắc phục; đồng thời, chấn chỉnh để tránh xảy ra sự cố tương tự về chất lượng công trình.


    [​IMG]
    Để xảy ra sự cố sập sàn đỡ cục nóng điều hòa trong quá trình khai thác, sử dụng tại tòa nhà An Bình Plaza thuộc trách nhiệm của người quản lý, sử dụng công trình.

    Đâu là nguyên nhân?

    Ngay sau khi xảy ra sự cố tại dự án An Bình Plaza, Cục Giám định đã cử đoàn công tác xuống hiện trường xem xét vụ việc và yêu cầu chủ đầu tư rà soát, kiểm tra lại hiện trạng công trình so với yêu cầu thiết kế; đặc biệt, là đối với các kết cấu đỡ cục nóng điều hòa, các kết cấu tương tự (sử dụng để treo, đỡ các thiết bị, đường ống kỹ thuật lớn) và khung, biển quảng cáo trên công trình. Đồng thời, có cảnh báo nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cư dân và người tham gia giao thông ngay bên dưới, bên cạnh công trình.

    Ghi nhận tại hiện trường, sự cố sập sàn thép đỡ cục nóng điều hòa có kích thước 18mx1.5m, đỡ 7 cục nóng điều hòa ở độ cao khoảng 4m. Trong đó, có 2 cục nóng kích thước mỗi cục 1,6mx0,9mx0,87m và 5 cục nóng có kích thước mỗi cục là 1mx0,9mx0,3m.

    Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Nguyễn Tuấn Ngọc Tú - Trưởng phòng Quản lý an toàn xây dựng (Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng – Bộ Xây dựng) cho biết: Xác định sơ bộ nguyên nhân ban đầu, sự cố xảy ra là do một doanh nghiệp thuê văn phòng tại công trình đã tiến hành lắp đặt các cục nóng điều hòa có kích thước như nói trên, trong đó có 2 cục nóng VRV kích thước lớn, tải trọng khoảng 200kg/cục, bố trí tập trung tại một vị trí gây bất lợi cho kết cấu, dẫn tới mất ổn định và sập đổ kết cấu.

    Để xác định chính xác nguyên nhân sự cố, Cục Giám định đã có Văn bản yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương thuê đơn vị tư vấn độc lập có uy tín để rà soát, kiểm tra lại toàn bộ các khâu thiết kế, lắp đặt và sử dụng sàn thép.

    Liên quan đến công tác thẩm định thiết kế toà nhà An Bình Plaza, đại diện Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: Cục Quản lý hoạt động xây dựng là đơn thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công của công trình An Bình Plaza theo thẩm quyền. Qua kiểm tra, rà soát lại hồ sơ đã thẩm định, toàn bộ quá trình thực hiện công tác thẩm định đã tuân thủ các quy định pháp luật về xây dựng hiện hành về thẩm quyền, trình tự, nội dung thẩm định.

    Nội dung chủ yếu của công tác thẩm định thiết kế gồm: Đánh giá phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, đánh giá giải pháp thiết kế đảm bảo an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế…

    Đối với vụ việc sập đổ dàn nóng điều hòa rơi xuống đúng khu vực sân chơi trẻ em thì tại bản vẽ mặt bằng tổng thể và mặt bằng tầng 1 được đóng dấu xác nhận thẩm định, vị trí sân chơi trẻ em chỉ được thể hiện là khu vực cây xanh cảnh quan.

    Cục Quản lý hoạt động xây dựng cho biết, việc đưa ra đánh giá đảm bảo an toàn chịu lực, an toàn đối với công trình được dựa trên cơ sở kết luận của báo cáo thẩm tra do nhà thầu đủ năng lực thực hiện. Công trình này đã được tư vấn thẩm tra đánh giá an toàn. Tại hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (được đơn vị thẩm tra đóng dấu xác nhận) đã đưa ra giải pháp thiết kế sàn đỡ cục nóng điều hòa, chi tiết liên kết cùng với các chỉ dẫn kỹ thuật cần lưu ý thực hiện trong giai đoạn thi công, theo chỉ định của nhà cung cấp.

    Công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu toà nhà An Bình Plaza là loại công trình dân dụng, cấp I. Do đó, phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế và kiểm tra công tác nghiệm thu. Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Cục Giám định) là đơn vị thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo thẩm quyền. Đại diện Cục Giám định cho biết, theo quy định của pháp luật, sau khi hoàn thành thi công xây dựng, chủ đầu tư tổ chức và trực tiếp nghiệm thu hoàn thành công trình.

    Trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư về kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng, báo cáo của tư vấn giám sát về công tác quản lý chất lượng, Cục Giám định đã tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình An Bình Plaza theo quy định, nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư và các nhà thầu; tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.

    Quá trình kiểm tra cho thấy, chủ đầu tư và các nhà thầu về cơ bản đã đảm bảo các điều kiện để đưa công trình vào khai thác sử dụng. Do đó, Cục Giám định đã có Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư để đưa vào khai thác, sử dụng.

    Tại thời kiểm tra, hạng mục sàn thép đỡ các cục nóng điều hòa đã được lắp đặt theo thiết kế được duyệt, đã được chủ đầu tư, tư vấn giám sát nghiệm thu theo quy định. Tuy nhiên, sau khi có Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, chủ đầu tư đã cho doanh nghiệp thuê văn phòng, đơn vị thuê văn phòng đã lắp đặt các cục nóng điều hòa trên giàn thép để sử dụng như đã nói trên. Ngoài ra, tại khu vực cây xanh cảnh quan có bố trí một số thiết bị vui chơi cho trẻ em phục vụ tiện ích cư dân.

    Phân định rõ trách nhiệm và tìm giải pháp ngăn ngừa

    Để xảy ra sự cố này, trách nhiệm của các bên có liên quan đã được phân định rõ ràng. Theo quy định pháp luật, chủ đầu tư và các nhà thầu chịu trách nhiệm về chất lượng công trình theo thiết kế được duyệt trong quá trình thi công xây dựng; chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình (ở đây cũng chính là chủ đầu tư) có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng công năng thiết kế, thực hiện đúng quy định về vận hành, bảo trì công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.

    Do vậy, đại diện Cục Giám định cho biết: Trước hết, để xảy ra sự cố sập sàn đỡ cục nóng điều hòa trong quá trình khai thác, sử dụng tại tòa nhà An Bình Plaza thuộc trách nhiệm của người quản lý, sử dụng công trình. Ngoài ra, sau khi rà soát lại tất cả các khâu thiết kế, lắp đặt, sử dụng sàn thép đỡ cục nóng điều hòa, xác định chính xác nguyên nhân gây ra sự cố, sẽ xác định được trách nhiệm của các bên có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

    Cũng theo đại diện Cục Giám định, để ngăn ngừa tình trạng trên tại các công trình xây dựng khác, thì chủ đầu tư phải tổ chức giám sát, quản lý chặt chẽ việc thi công lắp đặt các thiết bị theo đúng thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng cũng như việc thực hiện bảo hành của nhà thầu. Người quản lý sử dụng công trình phải định kỳ kiểm tra, bảo trì theo đúng quy định, đặc biệt quan tâm đến việc lắp đặt, sửa chữa các thiết bị gắn trên công trình xây dựng. Các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra, giám sát để tránh tính trạng cải tạo, cơi nới dẫn đến không sử dụng đúng công năng thiết kế, thường xuyên rà soát địa bàn, kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm (nếu có).

    Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng của Chính phủ đã quy định về việc đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác sử dụng. Bộ Xây dựng đang nghiên cứu quy định cụ thể về nội dung, tần suất đánh giá an toàn công trình, trong đó đặc biệt quan tâm đến các kết cấu, bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn cao.

    Nguồn BAOXAYDUNG
     

    Nguồn: batdongsan24h.edu.vn
  5. songnam0909
    Offline

    songnam0909 admin

    Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy – bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc.

    Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng. Công tác quản lý đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ở nước ta trong thời gian tới. Thực tiễn đó đã thúc đẩy sự ra đời một công việc mới mang tính chuyên nghiệp thực sự: Quản lý dự án – một nghề đòi hỏi tính tổng hợp và chuyên nghiệp từ các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tư vấn, kể cả trong nước và nước ngoài.

    [​IMG]

    Trước hết, cần phải hiểu Quản lý dự án (Project Management – PM) là công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của một dự án và kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và thời gian dự kiến. Nói một cách khác, Quản lý dự án (QLDA) là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của dự án nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

    Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy – bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Cho nên việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định.

    Vòng đời của Dự án

    Mỗi dự án đầu tư xây dựng đều có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc rõ ràng nên dự án có một vòng đời. Vòng đời của dự án (Project life cycle) bao gồm nhiều giai đoạn phát triển từ ý tưởng đến việc triển khai nhằm đạt được kết quả và đến khi kết thúc dự án.

    Thông thường, các dự án đều có vòng đời bốn giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn hình thành dự án; giai đoạn nghiên cứu phát triển; giai đoạn thực hiện & quản lý; giai đoạn kết thúc.

    Tiến trình công việc chính như: Xây dựng ý tưởng ban đầu, xác định qui mô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án, xác định các nhân tố và cơ sở thực hiện dự án;

    [​IMG]

    Giai đoạn hình thành dự án có các công việc chính như: Xây dựng ý tưởng ban đầu, xác định qui mô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án, xác định các nhân tố và cơ sở thực hiện dự án.

    Giai đoạn nghiên cứu phát triển: xây dựng dự án, kế hoạch thực hiện và chuẩn bị nguồn nhân lực, kế hoạch tài chính và khả năng kêu gọi đầu tư, xác định yêu cầu chất lượng, phê duyệt dự án;

    Giai đoạn thực hiện (hay giai đoạn triển khai): thông tin tuyên truyền, thiết kế Quy hoạch và Kiến trúc, phê duyệt các phương án thiết kế, tư vấn đấu thầu xây dựng và tổ chức thi công xây dựng, quản lý và kiểm soát;

    Giai đoạn kết thúc: hoàn thành công việc xây dựng, các hồ sơ hoàn công, vận hành thử công trình, giải thể nhân viên, kiểm toán và tất toán. Trong mỗi dự án đều có nhiều thành phần tham gia, còn gọi là các bên của dự án. Các bên của dự án là các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến dự án, hoặc là những người được hưởng lợi hay bị xâm hại khi dự án thành công, bao gồm: Chủ đầu tư, Nhà tài trợ hoặc người cung cấp tài chính, Ban quản lý dự án, Khách hàng, Nhà tư vấn thiết kế, Nhà thầu chính và các nhà thầu phụ, Các nhà cung ứng, Cơ quan quản lý nhà nước, Nhân dân địa phương, Nhà bảo hiểm…

    [​IMG]

    Công tác quản lý dự án mang tính tổng hợp và chuyên sâu

    Ban quản lý dự án

    Như trên đã trình bày, ban quản lý dự án là một thành phần quan trọng của dự án xây dựng, đó là một cá nhân hoặc một tổ chức do chủ đầu tư thành lập, có nhiệm vụ điều hành, quản lý dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án. Các thành phần của Ban QLDA có thể thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của dự án, tuy nhiên luôn có người lãnh đạo và chịu trách nhiệm chính, đó là Giám đốc dự án (Project Manager), hay Giám đốc điều hành dự án, hay Người quản lý dự án. Ðây phải là một người có trình độ học vấn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, có bản lĩnh cá nhân vững vàng, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, và phải biết ngoại ngữ trong trường hợp dự án có sự hợp tác với các đối tác nước ngoài.

    Giám đốc điều hành dự án có thể là một Kiến trúc sư, một Kỹ sư xây dựng, hay một chuyên gia kinh tế xây dựng. Giám đốc dự án là người hiểu rõ chủ trương, ý đồ của chủ đầu tư, đồng thời hiểu cặn kẽ mọi khía cạnh của dự án. Từ đó truyền đạt lại cho các thành viên khác và phải đưa ra những quyết định chính xác, hợp lý và khách quan trong quá trình quản lý, nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đã đề ra. Giám đốc dự án sẽ hoạt động liên tục trong suốt quá trình của dự án, từ khi nghiên cứu lập báo cáo dự án đến giai đoạn thiết kế, giai đoạn đấu thầu, giai đoạn thi công xây dựng và cuối cùng là giai đoạn nghiệm thu bàn giao công trình.

    [​IMG]

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc dự án

    Thay mặt chủ đầu tư làm việc với các đối tác và các cơ quan hữu quan trong suốt quá trình thực hiện dự án. Chẳng hạn, trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng một khách sạn quốc tế mà chủ đầu tư ký hợp tác với một nhà quản lý khách sạn nước ngoài, đảm bảo tính chuyên nghiệp khi công trình đưa vào sử dụng, thì khi đó ban QLDA sẽ thay mặt chủ đầu tư làm việc với Nhà quản lý khách sạn và các đơn vị tư vấn thiết kế theo sơ đồ làm việc ba cực.

    Trong trường hợp dự án có qui mô lớn, chức năng sử dụng phức tạp hay dự án có yêu cầu cao về chất lượng, kỹ thuật (ví dụ như dự án xây dựng bệnh viện, khách sạn, khu liên hợp thể thao hay công trình hạ tầng kỹ thuật,…) thì cần thiết phải huy động các dịch vụ tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp. Cần phải lưu ý rằng, một trong những lý do chủ yếu của việc thất bại, chậm trễ hay vượt ngân sách của các dự án bất động sản là sự yếu kém hoặc thiếu kinh nghiệm của ban QLDA.

    ThS.KTS Ngô Lê Minh
    Khoa Kiến trúc – Quy hoạch,
    Trường Ðại học Xây Dựng Hà Nội

    Xem chi tiết: https://www.songnam.net/
     

    Nguồn: batdongsan24h.edu.vn
  6. songnam0909
    Offline

    songnam0909 admin

    1. Khái niệm thiết kế cơ sở là gì ?

    Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

    Hồ sơ thiết kế cơ sở là hồ sơ bao gồm toàn bộ các thông tin thiết kế cơ sở.

    Trong hồ sơ thiết kế của một công trình xây dựng hay một dự án xây dựng bao gồm các bước như thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công. Tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất của từng công trình cụ thể mà công việc thiết kế được thực hiện theo 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước. Nếu dự án được thiết kế 2 bước hoặc 3 bước thì sẽ có hồ sơ thiết kế cơ sở.

    [​IMG]

    2. Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì?

    Phần thuyết minh gồm có các nội dung sau đây:

    Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

    • Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
    • Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
    • Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;
    • Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

    Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

    Phần bản vẽ gồm có các nội dung sau đây:

    • Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến ;
    • Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
    • Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc ;
    • Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
     

    Nguồn: batdongsan24h.edu.vn
  7. songnam0909
    Offline

    songnam0909 admin

    Hiểu rõ về tư vấn giám sát xây dựng
    Tư vấn giám sát xây dựng là một đơn vị không thể thiếu nếu muốn có một công trình chất lượng tốt, theo dõi quá trình xây dựng, đảm bảo các hạng mục được thi công theo thỏa thuận hợp đồng và đúng kỹ thuật. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư không nắm rõ về chuyên môn thì bộ phận tư vấn giám sát sẽ giúp giải quyết những nỗi lo về chất lượng công trình.

    Đây là dịch vụ tư vấn, hướng dẫn các công việc liên quan đến theo dõi quá trình thi công công trình, bao gồm giám sát, lắp đặt thiết bị đối với công trình mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, phá dỡ, bảo hành và bảo trì. Công việc này diễn ra xuyên suốt quá trình thi công công trình để luôn đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Sử dụng dịch vụ này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm nhiều chi phí về công sức, thời gian và tiền bạc.

    [​IMG]

    Người đảm nhận công việc này phải có năng lực giỏi, có đạo đức, tinh thần trách nhiệm… thì mới đảm bảo được chất lượng công trình tốt. Vì vậy để trở thành một tư vấn giám sát ngoài việc phải là kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật mà còn phải là người có trách nhiệm cao trong công việc.

    Vai trò của người giám sát xây dựng
    – Đảm bảo việc thi công công trình được thực hiện đúng với thiết kế.
    – Phát hiện, xử lý các vấn đề mà nhà thầu và chủ đầu tư không rõ.
    – Hỗ trợ Chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xử lý các sai sót trong quá trình thi công.

    Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình là gì?
    • Kiểm tra vật tư, vật liệu
    • Giám sát công trình thi công:
    • Theo dõi – quản lý công trình thi công
    Trách nhiệm của kỹ sư tư vấn giám sát công trình là:
    – Thực hiện công việc theo đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
    – Không nghiệm thu khi không đảm bảo yêu cầu chất lượng.
    – Đề xuất ý kiến, báo cáo với chủ đầu tư khi phát hiện những bất hợp lý.
    – Không được có những hành vi nào làm sai lệch kết quả giám sát.
    – Từ chối các yêu cầu không đúng pháp luật.
    – Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy phạm.
    – Không có quan hệ lệ thuộc nhà thầu hoặc/và đơn vị thi công.
    – Trực tiếp thực hiện giám sát một cách độc lập.
    – Chấp nhận và có khả năng bồi thường, xử phạt khi có những trường hợp sai phạm theo quy định.
     

    Nguồn: batdongsan24h.edu.vn
  8. songnam0909
    Offline

    songnam0909 admin

    Quy trình thiết kế “đường 1 chiều”

    Dự án bắt đầu khi chủ đầu tư gặp kiến trúc sư (KTS) thảo luận về mục tiêu của dự án, đặt ra các yêu cầu về công năng, không gian… KTS tiến hành phác thảo mặt bằng, phối cảnh, và khi đã được chủ đầu tư đồng ý, phát triển thành thiết kế cơ sở. Sau khi được thẩm định, việc phát triển kỹ thuật và chuyên sâu hơn bắt đầu được thực hiện với sự tham gia của kỹ sư và họa viên. Nhiều nội dung trong thiết kế cơ sở như hướng tuyến công trình, giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình, phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình … có quyết định rất lớn đến các giải pháp kỹ thuật, đi đôi với vấn đề hiệu năng, vận hành công trình, hiệu quả và chi phí đầu tư.

    Tuy nhiên, các kỹ sư được giao “đề bài” từ KTS như một việc đã rồi, miễn sao đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, ít khi có cơ hội trao đổi ý kiến, so sánh giữa các giải pháp nhằm chọn ra một thiết kế tối ưu. Việc tối ưu hóa, nếu có, chỉ được gói gọn trong phạm vi, thẩm quyền chuyên môn của mỗi kỹ sư (ví dụ tối ưu hóa hệ thống chiếu sáng, hệ thống HVAC…). Khi tối ưu hóa ở phạm vi từng hệ thống biệt lập như vậy, dự án thường sẽ gặp phải vấn đề là: muốn hiệu suất (efficiency) càng cao thì chi phí đầu tư càng cao. Đến đây, do áp lực về thời gian, tiến độ và ngân sách, các mục tiêu tối ưu hóa về hiệu năng, nếu có, thường sẽ bị cắt bỏ hoặc thực hiện không triệt để.

    Chưa hết, toàn bộ quá trình thiết kế từ cơ sở đến kỹ thuật đều ít khi có sự trao đổi ý kiến với các đơn vị nhà thầu, thi công (lúc này có thể còn chưa được xác định). Đến khi thi công thực tế, các xung đột về tiến độ, khả năng thi công, ngân sách … càng khiến các giải pháp tối ưu hóa về hiệu năng rơi vào nhóm bị loại bỏ đầu tiên.

    Việc tối ưu hóa, thay vì chỉ được thực hiện biệt lập ở từng hệ thống riêng lẻ, nên được thực hiện từ các bước thiết kế cơ sở, với nhận thức rằng mỗi quyết định thiết kế ở một hệ thống sẽ ảnh hưởng đến khả năng tối ưu ở các hệ thống khác. Ví dụ, khi lựa chọn hướng tuyến của công trình, một loạt câu hỏi sẽ được đưa ra thảo luận với các kỹ sư trong đội dự án, như:

    • Việc lấy sáng tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
    • Việc thiết kế cửa sổ và lựa chọn vật liệu kính sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
    • Nhu cầu làm mát sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Từ đó ảnh hưởng như thế nào đến quy mô, thiết kế và chi phí hệ thống HVAC? v.v.
    [​IMG]
    Hình 1
    Các hệ thống có mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau trong một thể thống nhất. Các giải pháp tối ưu hóa cần được xét từ góc nhìn tổng thể công trình. Việc tối ưu hóa biệt lập từng hệ thống sẽ nhanh chóng gặp phải trở ngại về ngân sách, vì muốn hiệu suất càng cao thì chi phí đầu tư càng cao.

    Nếu quá trình thiết kế có sự trao đổi ý kiến và đóng góp của nhà thầu, sẽ làm giảm xác suất xảy ra xung đột, dẫn đến thay đổi thiết kế, tăng chi phí, khi đó các giải pháp tối ưu hóa thiết kế sẽ dễ được thực thi theo tiết độ và ngân sách.

    Đúc kết từ các kinh nghiệm thực tế, một quy trình thiết kế mới đã được hình thành và dần phổ biến với các đội dự án mong muốn triển khai thành công các dự án công trình xanh vừa đạt hiệu năng cao vừa đảm bảo yêu cầu về tiến độ và ngân sách. Đó là quy trình thiết kế tích hợp (Integrative design process).
     

    Nguồn: batdongsan24h.edu.vn

Chia sẻ trang này